Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ thành công phát hiện ra rằng họ không cần quảng cáo để trở nên thịnh vượng.
Tất nhiên, phần lớn những doanh nghiệp nhỏ - hơn 2/3 tại Hoa Kỳ - đã ăn nên làm ra mà không cần đến quảng cáo.
Ở Việt Nam, tính đến nay có khoảng 349.305 đăng ký kinh doanh, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 93,96%, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP cả nước thu hút 50,13% tổng số lao động.
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 20 đến 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.
Bốn lý do quảng cáo không thích hợp với Doanh nghiệp nhỏ:
1. Quảng cáo không hề mang lại lợi nhuận. Những lời khẳng định rằng quảng cáo thậm chí tạo ra lợi nhuận biên thường sai lầm. Chúng tạo sự biết đến nhưng không bao gồm hành vi mua của khách hàng.
2. Những khách hàng bị thu hút bởi quảng cáo thường không trung thành. Nói cách khác, quảng cáo không tạo ra nền tảng khách hàng vững chắc cho hoạt động kinh doanh trong tương lai.
3. Sự phụ thuộc vào quảng cáo dễ đẩy doanh nghiệp vào tình thế nguy hiểm khi thay đổi theo thị hiếu thất thường của khách hàng và do đó doanh nghiệp có nhiều nguy cơ bị thất bại. Quảng cáo cho nhóm thị hiếu này chưa kịp phát huy đã bị những thị hiệu mới lấn át, thay thế.
4. Vì một hiệu suất quảng cáo ấn tượng chỉ làm gia tăng trí tượng tượng người xem, những người làm quảng cáo ngày càng bị công chúng coi là thiếu trung thực và không lôi cuốn (một cách có ý thức lẫn vô thức). Những doanh nghiệp quảng cáo rầm rộ thường bị nghi ngờ là cung cấp hàng hóa và dịch vụ kém chất lượng hoặc quảng cáo quá ít cũng bị đánh đồng với doanh nghiệp nhỏ thiếu uy tín.
Doanh nghiệp nhỏ nên làm gì?
1. Liên kết nhiều đối tác nhỏ lại với nhau. Sự tin tưởng của đối tác nhỏ vào DN nhỏ và vừa cao hơn niềm tin mà họ đặt vào đối tác lớn. Từ đó tạo thành “bè” bằng cách dùng lẫn sản phẩm của nhau với chất lượng và sự trung thực cao nhất.
2. Ứng dụng CNNT để loan bá “bè” của mình, mỗi doanh nghiệp đóng góp 1 ít chi phí để tạo dựng công cụ này vì vậy mà lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ của “bè” có thể lớn hơn cả doanh nghiệp lớn nhờ đó mà lòng tin của người tiêu dùng tăng lên dẫn đến hành vi mua sản phẩm.
3. Hãy thực tế, đừng tin vào cẩm nang bán đầy rẫy đại loại như “10 kế làm giàu” hoặc những triết lý to tát tầm cỡ thế giới, chúng không phải là sản phẩm lắp lẫn vì vậy chưa chắc tốt cho doanh nghiệp nhỏ.
4. Thay vì quảng cáo và rung đùi ngồi chờ khách đến như vẫn làm, hãy đầu tư vào những công cụ tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác.
5. Câu “buôn có bạn, bán có phường” suy ra vẫn đúng ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp nhỏ có thể cùng thống nhất về giá bán để tạo niềm tin cho khách hàng và tốc độ triển khai của doanh nghiệp nhỏ chính là thứ mà doanh nghiệp lớn cồng kềnh mơ ước.